Lợi ích của quản trị mục tiêu
Quản trị mục tiêu giúp doanh nghiệp tránh được 10 lãng phí "ẩn"
Phân nửa hoạt động không hướng tới mục tiêu chung (do không có hoặc không rõ mục tiêu chung)
Nhân sự không ở trạng thái làm việc tốt nhất (làm theo task, không theo Objective). KPI thường không muốn, không dám nhận cao. 84% các doanh nghiệp không sử dụng hết tiềm năng nhân sự
Thời gian lãng phí vào các xung đột, cãi vã không hồi kết, do tình trạng Silo (cục bộ), chỉ biết KPIs phòng ban mình. Một ngày 8h làm việc thì hết 2h khục khặc khó chịu nhau.
Nhân sự onboarding chậm, chỉ biết làm theo phân công, không chủ động vì không được định hướng bằng mục tiêu chung. Thử việc luôn mất tới 2 tháng mới từ từ vào việc được. Trong khi nếu quản trị mục tiêu tốt, chỉ 3 tuần là vào guồng luôn.
Nhân sự làm việc trong trạng thái rệu rã vì quản lý vi mô, sếp không đóng vai trò giúp nhân sự đạt mục tiêu, phát triển. Tỷ lệ rời bỏ cao. Mỗi nhân sự xuống xe, doanh nghiệp tốn kém 6-20 tháng lương (theo Gallup).
Năng lực quản lý cấp trung chưa hoàn thiện. Hiệu suất của Quản lý bằng tổng hiểu suất team mà người đó quản lý (Andrew Grove). Một Leader với năng lực 5/10, hiệu suất của cả team chỉ được 50% vốn có thể đạt được.
CEO thay vì tập chung vào chiến lược, đưa ra các quyết định hiệu quả, thì bận bịu với sự vụ, quản lý siêu vi mô. Mỗi ngày làm việc quần quật 12h-14h, stress, kiệt sức. Tướng yếu quân yếu theo.
Các hoạt động ngoại khoá, văn hoá bề nổi tốn kém 10 20 30 triệu/tháng, không hiệu quả, không tạo ra động lực bền vững, phải thường xuyên dùng “tiền” kích thích tinh thần mà không có cảm giác an tâm.
Doanh nghiệp càng phát triển, các vấn đề trên càng nghiêm trọng, “chảy máu” gia tăng cấp số nhân, ăn mòn lợi nhuận.
Nếu giải quyết 9 lãng phí trên, doanh nghiệp có cơ hội tạo ra doanh thu lớn hơn hiện tại 2-3 lần. Nếu doanh thu hiện tại là 1 tỷ, đang lãng phí 1 tỷ lẽ ra sẽ kiếm thêm được.
Last updated
Was this helpful?